Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 3999

  • Tổng 17.941.261

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Xem với cỡ chữ : A- A A+

     Do nhiều nguyên nhân khác nhau, quý 1/2017 số công dân đến trụ sở tiếp công dân tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo tỉnh và Ban tiếp công dân tỉnh đã tiếp 281 lượt công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận 125 đơn; đáng chú ý có 11 đoàn đông người. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất đai như thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ nhà nứt nẻ, nhà thấp so với mặt đường do thi công dự án mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Bình; bồi thường hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển; chế độ chính sách cho người có công; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ phân công. Cá biệt một số cá nhân có hành vi man khai hồ sơ để hưởng các chế độ của người có công đã được phản ánh, tố cáo nhiều nơi nhưng chậm được giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, chưa thuyết phục.

      Việc công dân đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình; phản ánh với cấp có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ; tố cáo những cá nhân lợi dụng chính sách của nhà nước cho đối tượng có công để trục lợi cho gia đình mình là thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc với mong muốn xã hội ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng hơn, đó cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, được Luật tiếp công dân, Luật tố cáo, Luật khiếu nại quy định rõ. Vì vậy, cơ quan hành chính các cấp, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân lắng nghe, tiếp nhận và giải quyết kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo, khiếu nại chính đáng của công dân theo qui định của pháp luật. Đa số công dân đến trụ sở tiếp công dân với trạng thái tâm lý bức xúc theo đó dùng ngôn ngử khá gay gắt hoặc nhân cách hóa nội dung tố cáo đối với một người nào đó mà họ cho rằng vi phạm; cá biệt có công dân không tuôn thủ nội qui tiếp công dân.
    Nhìn chung hoạt động tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân thường xuyên trong quý I cơ bản đảm bảo đúng quy định; cán bộ Ban tiếp công dân chủ động, tích cực cập nhật thông tin, hồ sơ và kết quả giải quyết các vụ việc để giải thích hướng dẫn cho công dân thực hiện đúng nội quy tiếp công dân. Lãnh đạo tỉnh và đại diện các sở, ngành nắm chắc vụ việc, trả lời đúng trọng tâm, trọng điểm các nội dung của công dân nêu lên, những vấn đề chưa trả lời ngay được lãnh đạo tỉnh tiếp thu giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị giải quyết trả lời công dân theo quy định. Tuy nhiên, khách quan mà nói hoạt động tiếp công dân vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục trao đổi, rút kinh nghiệm đó là: Một số việc đã được lãnh đạo tỉnh kết luận, giao trách nhiệm các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét giải quyết nhưng chưa dứt điểm, chậm so với thời gian quy định càng làm tăng thêm bức xúc cho nhân dân. Ngược lại một số đơn khiếu nại, kiến nghị đã được các cơ quan hành chính giải quyết, kể cả một số quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Chủ tịch UBND tỉnh mặc dù đúng trình tự thủ tục, đúng qui định của pháp luật, nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục đến trụ sở tiếp công dân khiếu nại tiếp hoặc chuyển qua tố cáo người giải quyết khiếu nại mà không khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa theo qui định của Luật Khiếu nại năm 2011. Điều 42 Luật Khiếu nại qui định: Hết thời hạn giải quyết khiếu nại qui định tại Điều 37 của luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần 2 thì có quyền khởi khiện vụ án hành chính tại Tòa án theo qui định của Luật Tố tụng hành chính. Trong trường hợp nêu trên nên chỉ cần giải thích và hướng dẫn cho công dân khởi kiện ra tòa theo đúng qui định của pháp luật; không nên giao cho các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát trả lời công dân, cách giải quyết như vậy người khiếu nại, tố cáo càng nuôi hy vọng có sự thay đổi sau kiểm tra, rà soát đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến công dân đeo bám khiếu nại các cơ quan hành chính nhà nước mà không khởi kiện ra tòa án.
     Để nâng cao hiệu quả tiếp công dân trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
1/ Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35- CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiểu nại, tố cáo; Nội dung cơ bản của Chỉ thị đó là phải nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Làm tốt công tác này là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; cũng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; lấy hiệu quả của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác của cán bộ.
2/ Thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân theo qui định của Luật Tiếp công dân, gắn việc tiếp công dân với xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh. Chú trọng tiếp công dân tại cơ sở, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân. Chú động đối thoại, vận động, thuyết phục công dân để giải quyết triệt để khiếu kiện, bức xúc của nhân dân không để xẩy ra tụ tập đông người; khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Đồng thời kiên quyết từ chối tiếp đối với những người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội qui tiếp công dân; người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
3/ Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt mà còn có khả năng giao tiếp, nắm được tâm lý của từng đối tượng hướng dẫn, gải thích, thuyết phục để công dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật;
Tiếp công dân thật sự có ý nghĩa và hiệu quả được dân tin mỗi khi cán bộ, công chức tiếp công dân gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân; sau mỗi kỳ tiếp công dân giải quyết được bao nhiêu kiến nghị, đề xuất chính đáng của công dân, chứ không chỉ dừng lại ở số liệu tiếp được bao nhiêu người./.

TXC
 

Các tin khác