Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 2771

  • Tổng 17.913.702

Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác giải quyết khiếu nại trong bồi thường, hỗ trợ tái định cư, khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Xem với cỡ chữ : A- A A+

       Trong những năm gần đây, tình hình đơn thư khiếu nại của công dân về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nhất là từ khi có dự án nâng cấp quốc lộ 1A và các dự án lớn trọng điểm của tỉnh hầu hết liên quan đến việc thu hồi đất của nhiều tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. Điều đó đặt ra cho bộ máy chính quyền các cấp nhiều vấn đề khó khăn phức tạp trong công tác giải phóng mặt bằng. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này rất dễ xảy ra điểm nóng, đồng thời phát sinh tiêu cực, gây bất ổn chính trị, phát sinh đơn thư, khiếu kiện vượt cấp.
 

        Tính riêng trong năm 2015, theo báo cáo của Thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường, tình hình khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tăng so với năm 2014, đặc biệt là khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A. Số lượng đơn thư thuộc thẩm quyền UBND tỉnh giao Sở tham mưu giải quyết năm 2015 là 30 trường hợp tăng so với 2014 8 trường hợp. Nội dung chủ yếu là khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư...
Tại một số địa phương có một số vụ khiếu kiện kéo dài, chính quyền cấp huyện đã giải quyết nhiều lần nhưng người dân vẫn không chấp nhận mà tiếp tục khiếu nại lên UBND tỉnh như vụ giải phóng mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Rào Đá, huyện Quảng Ninh ( huyện đã ban hành 05 quyết định giải quyết).
        Riêng cơ quan Thanh tra tỉnh đã giải quyết 04 vụ khiếu nại, tố cáo về bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư...phức tạp, đông người. Như: vụ tố cáo bồi thường giải phóng mặt bằng ở huyện Lệ Thủy, gồm 12 nội dung, liên quan 118 hộ gia đình cá nhân, tập thể; vụ ông Nguyễn Minh Mẫn ở thành phố Đồng Hới; vụ giải phóng mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Rào Đá, huyện Quảng Ninh; vụ khiếu nại về chính sách hỗ trợ, bồi thường GPMB của 16 hộ dân ở Lệ Thủy... Qua xác minh nhận thấy, sai phạm thường gặp nhất là: hỗ trợ, đền bù không đúng loại đất; trích đo không đúng diện tích thu hồi; sai phạm trong việc lập phương án đền bù... Cá biệt có Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện xác định loại đất sai làm thất thoát ngân sách nhà nước trên 300 triệu đồng và ngược lại cũng có nhiều hộ phải thiệt thòi, theo đó, đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh.
        Qua công tác xác minh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng thì nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khiếu nại, tố cáo đó là.
Văn bản của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhiều nội dung quy định chưa đồng bộ, thay đổi thường xuyên; nhận thức của người dân về các chủ trương của Đảng, Nhà nước còn hạn chế, mang nặng tâm lý mong được càng nhiều lợi ích từ việc đền bù càng tốt. Một số dự án do thời gian gấp rút để bàn giao mặt bằng nên công tác kiểm đếm thiếu chu đáo, có nhiều sai sót.
        Công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền địa phương nơi có dự án về bồi thường hỗ trợ, tái định cư chưa sâu sát, còn khoán trắng cho Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện. Việc tuyên truyền, vận động chưa tích cực, chưa thực hiện tốt các khâu nhằm đảm bảo minh bạch trong thu hồi đất.
Cán bộ làm công tác bồi thường chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm trách nhiệm chưa cao (Hội đồng GPMB huyện và Tổ giúp việc của Hội đồng GPMB) nên việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác GPMB vào thực tiễn chưa đầy đủ, quy trình chưa đảm bảo, thông tin các chủ trương, chính sách đến người dân chưa đầy đủ, kịp thời.
         Để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về hỗ trợ bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, cán bộ thanh tra cần làm tốt những việc sau:
         Phải thường xuyên cập nhật kịp thời các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của nhà nước, các quy định, điều kiện bồi thường, hỗ trợ về tài sản, đất đai, hoa màu… Ngoài ra, người cán bộ Thanh tra cần có bản lĩnh chính vững vàng để bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với những việc làm sai trái. Đồng thời, xây dựng cho mình tác phong làm việc sâu sát, tỷ mỹ, đến tận nơi, xem tận chỗ. Đây là phương thức hoạt động đặc thù của công tác thanh tra. Có như vậy mới thật sự xứng đáng “là tai mắt của trên, là người bạn của dưới


Nguyễn Thị Bích Hường
 

Các tin khác