Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 3201

  • Tổng 17.914.133

Tin Demo - Một số vướng mắc trong thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Thực tế, có một số trường hợp vụ việc khiếu nại đã được cấp có thẩm quyền giải quyết lần đầu và gửi đến người khiếu nại, cơ quan cấp trên và các tổ chức cá nhân có liên quan theo đúng quy định tại Điều 32 của Luật Khiếu nại. Tuy nhiên, do kết quả giải quyết khiếu nại chưa thỏa mãn yêu cầu của người khiếu nại nên có trường hợp người khiếu nại bằng mọi cách từ chối không nhận hoặc trả lại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và lại gửi đơn đến cấp có thẩm quyền giải quyết lần hai đề đề nghị giải quyết. 

 

Tình huống trên đẫn đến phát sinh rất nhiều vướng mắc cho việc thụ lý, giải quyết tiếp theo.
Thứ nhất, mặc dù có quy định về việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu lên cấp trên trực tiếp (người giải quyết lần 2) và cơ quan Thanh tra cấp trên, nhưng thực tế vẫn có nhiều khó khăn trong việc xác định thời hạn khiếu nại tiếp theo. Khoản 1 Điều 33 quy định “trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu”. Vì vậy trong trường hợp này thời hạn chỉ được tính từ khi người khiếu nại “chịu” nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thứ hai, người giải quyết lần hai không thể từ chối thụ lý giải quyết. Bởi vì trường hợp này không thuộc một trong những trường hợp không thụ lý giải quyết quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại. Mặc dù đã hướng dẫn, nhưng người khiếu nại vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 33 khi khiếu nại lần hai nên cả người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có thẩm quyền giải quyết lần hai không biết đương sự khiếu nại về nội dung cụ thể nào, do vậy không có sở sở để thụ lý.
Thứ ba, không thể xác định được thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 44 của Luật Khiếu nại; bởi vì người khiếu nại không nhận quyết định giải quyết lần đầu, nhưng vẫn khiếu nại tiếp đến người giải quyết lần hai, song khiếu nại lần hai này lại chưa có cơ sở thụ lý như phân tích ở trên. Vì vậy sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức thực hiện quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại, vì chưa xác định chính xác thời điểm có hiệu lực pháp luật của quyết định giải quyết khiếu nại; người khiếu nại lấy cớ để không thi hành quyết định hành chính.

Thứ tư, vụ việc chưa thể kết thúc được. Bởi vì Luật Khiếu nại quy định thời hạn khiếu nại tiếp là 30 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Như vậy việc giải quyết tiếp theo và kết thúc vụ việc lại hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm người khiếu nại “chịu” nhận quyết định giải quyết khiếu nại, có thể là nhiều năm sau họ mới nhận thức được và mới “chịu” nhận quyết định để khiếu nại tiếp, lúc đó không thể từ chối được yêu cầu này nhưng việc giải quyết tiếp theo rất khó khăn.

Vì vậy, cần có quy định thống nhất về vấn đề này theo hướng xác định thời hạn khiếu nại lần hai, khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án và thời điểm có hiệu lực pháp luật của quyết định giải quyết khiếu nại tính từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại được gửi đến người khiếu nại theo đường bưu điện hoặc từ ngày công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại.
Lưu Đức Nam
VP8 - Văn phòng UBND tỉnh Nam Định

Nguồn: thanhtravietnam.vn (17/04/2014)

Các tin khác