Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 2337

  • Tổng 17.932.043

Một số kinh nghiệm trong công tác kiểm soát, xác minh tài sản, thu nhập; đề xuất các giải pháp phối hợp trong thời gian tới.

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn luôn là một giải pháp quan trọng trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Giải pháp này, dù đã được thực hiện nhiều năm nay nhưng được đánh giá là “mang nặng tính hình thức”, hiệu quả của nó trong việc góp phần vào ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng còn khá thấp.

Luật PCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức, một số viên chức sự nghiệp và cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp với mục đích chủ yếu là để xác định được nguồn gốc của tài sản, thu nhập; tạo cơ sở để so sánh, đối chiếu tài sản, thu nhập của những người kê khai khi có sự biến động trong năm, nhằm phòng ngừa tham nhũng và phục vụ cho công tác cán bộ.
Trên cở sở đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 22/7/2022 của UBND tỉnh về xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, Thanh tra tỉnh đã tiến hành bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh 13 đối tượng thuộc quyền kiểm soát TSTN của Thanh tra tỉnh tại 4 Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Y tế, Nội vụ. 
Qua xác minh, nhìn chung cơ bản các tổ chức và cá nhân đã tổ chức thực hiện, hướng dẫn và thực hiện kê khai tài sản, thu nhập lần đầu, hàng năm cơ bản theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một số sai sót như: 
Việc hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập của các Sở chưa cụ thể, rõ ràng; cán bộ được giao hướng dẫn thực hiện việc kê khai còn thiếu kiểm tra, dẫn đến một số cá nhân được xác minh kê khai thiếu thông tin; các cá nhân được xác minh chưa thực sự coi trọng việc kê khai tài sản, thu nhập dẫn đến kê khai nhiều nội dung còn thiếu, thông tin chưa chính xác; giải trình sự biến động tăng, giảm tài sản, thu nhập chưa hợp lý… 
Việc nhận thức của một số cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt của một số cơ quan, đơn vị còn chưa đầy đủ về Luật phòng chống tham nhũng và kiểm soát tài sản thu nhập nên dẫn đến việc chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu đề ra. 
1. Về kinh nghiệm trong công tác kiểm soát, xác minh tài sản, thu nhập: Mặc dù Luật PCTN được ban hành từ năm 2018, nhưng đến năm 2022 trên toàn quốc cũng như tỉnh ta mới bắt đầu triển khai thực hiện từ quý 4 năm 2022. Do đó, Thanh tra tỉnh chỉ thực hiện xác minh tài sản, thu nhập thí điểm ở 4 Sở và có mời sự chứng kiến của đại diện UBKT Tỉnh ủy và UBMTTQVN tỉnh. Qua kết quả xác minh, xin nêu ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong công tác kiểm soát TSTN trong thời gian tới. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tập huấn các quy định của pháp luật về PCTN; nâng cao nhận thức về công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, là giải pháp quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN ở nước ta.
Thứ hai, cần xây dựng một quy trình nghiệp vụ xác minh tài sản, thu nhập: Xác minh tài sản, thu nhập là công tác mới được triển khai rộng rãi. Luật PCTN và Nghị định của Chính phủ đã có nhiều quy định chi tiết nhưng đi vào thực tiễn thực hiện vẫn còn không ít vướng mắc. Bên cạnh đó, có nhiều cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức mới được giao thẩm quyền, trách nhiệm về kiểm soát tài sản, thu nhập, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, còn nhiều lúng túng. Nếu các quy định, hướng dẫn, nhất là về nghiệp vụ không rõ ràng, cụ thể thì sẽ rất khó khăn khi tổ chức thực hiện. Do đó cần phải khẩn trương nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá thực tiễn công tác xác minh tài sản, thu nhập thời gian qua để sớm cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, quy trình nghiệp vụ tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh về tài sản, thu nhập theo hướng “cầm tay, chỉ việc” để tạo thuận lợi cho hoạt động xác minh. Thự tế hiện nay Thanh tra tỉnh chỉ mới …….
Thứ ba, về cơ chế quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập: Để vận hành được Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập đáp ứng mục tiêu đề ra thì rất cần phải xây dựng, hoàn thiện các quy định cụ thể về quản lý, khai thác, bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia cũng như các quy định có liên quan về tổ chức bộ máy, biên chế để thực hiện việc quản lý, vận hành. Đặc biệt là để đạt được mục tiêu thực hiện việc kê khai, quản lý tài sản, thu nhập trực tiếp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu, phải có sự kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác về thuế, ngân hàng, quản lý đất đai, đăng ký tài sản.
2. Đề xuất các giải pháp phối hợp trong thời gian tới
Để thực hiện tốt công tác kiểm soát TSTN và xác minh TSTN trong thời gian tới, xin đề xuất một số giải pháp phối hợp như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập được ban hành tại Quyết định số 56-QĐ/TW ngày 8/2/2022 của Bộ Chính trị và định hướng hàng năm của TTCP về kiểm soát tài sản thu nhập, kính đề nghị UBKT Tỉnh ủy sớm cụ thể hóa các đối tượng theo phân cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và các đoàn thể, MTTQ) để tổ chức thực hiện nhằm tránh chồng chéo và bỏ sót. Do đó, cần có sự thống nhất giữa Thanh tra tỉnh và UBKT Tỉnh uỷ và các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời hướng dẫn việc kê khai TSTN, thu nhận, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập thuộc phạm vi quản lý của mình, đặc biệt phân định rõ vai trò, trách nhiệm trong mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong xác minh tài sản, thu nhập (cơ quan nào chủ trì, cơ quan nào phối hợp, phối hợp trong tổ chức, bố trí người tham gia hoạt động xác minh tài sản, thu nhập), tránh trùng lặp, bỏ sót đối tượng. 
Thứ hai, cần phối hợp để tổ chức tập huấn chuyên đề, thống nhất quy trình nghiệp vụ xác minh tài sản, thu nhập, tránh trường hợp mỗi cơ quan kiểm soát TSTN làm theo một cách khác nhau. 
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc xác minh TSTN 
Hiện nay, việc xác minh TSTN chỉ mới dừng ngang mức độ để cho các đối tượng được xác minh tự giác kê khai, cung cấp các bằng chứng để chứng minh TSTN hiện có và cam đoan tự chịu trách nhiệm về kê khai của mình chứ chưa tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức có liên quan như Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, các ngân hàng thương mại, cơ quan thuế, cơ quan Công an… để chứng minh các cá nhân đã khai hết tài sản của mình hay chưa. Trong thời gian tới, cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xác minh TSTN.
Thứ tư, hiện nay có rất cán bộ, công chức là vợ chồng đều thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập. Vì vậy để tránh trùng lắp đối tượng phải xác minh tài sản thu nhập trong năm và các năm tiếp theo theo quy định tại điều 16 Nghị định 130 thì hàng năm phải có sợ phối hợp của UBKT tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh để loại trừ đối tượng phải xác minh theo quy định.

Mai Trang
 

Các tin khác